Nếu bạn đã có một tuần dài làm việc, bạn có thể dễ dàng bị kiệt sức hoàn toàn và cảm thấy như bạn không thể làm bất cứ điều gì hiệu quả. Cảm giác đó có thể là dấu hiệu cho thấy bạn cần một giấc ngủ ngắn hoặc một ngày cuối tuần thư giãn, hay nó lại thâm chí có thể là dấu hiệu của tình trạng kiệt sức nghiêm trọng hơn. Vậy làm sao bạn có thể nhận biết được tình trạng “burnout” của bản thân?
Trong bài viết này, IBNA sẽ mách cho bạn một số triệu chứng chính của hiện tượng “burnout” này nhé!.

Burn-out là gì?
Nhưng để bắt đầu, chúng ta cần hiểu rằng trạng thái “burnout” là trạng thái tồn tại trong thời gian dài. Bạn có thể nói, “Hôm nay tôi cảm thấy kiệt sức”, nhưng nếu chỉ cần một đêm ngon giấc, một ngày nghỉ cuối tuần, một ngày đi spa hoặc một số bài tập thể dục để bạn sẵn sàng trở lại làm việc, thì bạn chỉ đang bị mệt tạm thời chứ chưa rơi vào trạng thái kiệt sức: burnout đâu nhé!
Hãy cùng IBNA điểm qua 4 báo động cho thấy cơ thể bạn đang kiệt về cả sức khỏe lẫn tinh thần!
THIẾU ĐỘNG LỰC
Một dấu hiệu quan trọng của trạng thái “burnout” là bạn không hề có động lực để hoàn thành bất kỳ công việc nào. Bạn thậm chí có thể không có động lực để muốn đi làm. Thay vào đó, bạn sợ hãi khi nghĩ về công việc mình phải làm. Bạn thấy mình ghét cả những nhiệm vụ cụ thể bạn phải làm trong công việc cũng như lượng kpi của công ty giao cho bạn. Bạn hoàn toàn không thể tạo ra sự hứng khởi trong công việc.
MẤT KHẢ NĂNG TỰ “HEALING” CHO BẢN THÂN
Triệu chứng thứ hai đó chính là thiếu khả năng phục hồi. Khả năng phục hồi là khả năng bạn vượt qua thất bại và đưa bản thân trở lại đúng đường. Việc thất bại, gặp tin xấu hoặc bị chỉ trích khiến bạn tạm thời cảm thấy thất vọng là điều đương nhiên. Tuy nhiên, nếu bạn thấy mình buồn bã hoặc tức giận trong một vài ngày vì điều gì đó xảy ra tại nơi làm việc, thì mức độ tự hồi phục về mặt tinh thần của bạn rất thấp.
TƯƠNG TÁC KÉM
Bạn có biết khi cảm thấy kiệt sức, bạn có xu hướng yajo ra những tương tác không tốt với đồng nghiệp của mình. Bạn cảm thấy khó cưỡng lại việc nói điều gì đó tiêu cực hoặc ác ý. Bạn không thể che giấu cảm xúc tiêu cực của mình về những điều hoặc những người có thể khiến người khác khó chịu. Khi cảm giác tiêu cực xâm chiếm lấy suy nghĩ bạn thì chúng thực sự tạo ra nhiều tình huống không mấy dễ chịu cho những mối quan hệ của bạn.
KHÔNG CÓ KHẢ NĂNG RA QUYẾT ĐỊNH
Tình trạng kiệt sức cũng có thể khiến bạn gặp khó khăn khi đưa ra quyết định trong công việc. Ra quyết định tốt đòi hỏi một tinh thần tập trung và khỏe mạnh. Bạn phải cân nhắc giữa chi phí và lợi ích của các lựa chọn và suy nghĩ cẩn thận xem khía cạnh nào của quyết định sẽ có trọng lượng nhất. Sự kiệt sức của bạn có thể khiến bạn khó tập trung đủ để thực hiện phép tính này.
CHÚNG TA NÊN LÀM GÌ?
Triệu chứng của trạng thái “burnout” như các triệu chứng của bệnh trầm cảm.
Vì vậy, nếu bạn cảm thấy kiệt sức trong công việc, bạn nên gặp mặt một nhà trị liệu để được đánh giá về chứng trầm cảm, bởi vì tại bất kỳ thời điểm nào, xấp xỉ từ 8% đến 10% dân số ở Hoa Kỳ bị trầm cảm về mặt lâm sàng.
Ngay cả khi bạn không bị trầm cảm, nhà tâm lý học có thể giúp bạn giải quyết một số lý do khiến bạn có thể cảm thấy kiệt sức cũng như đưa giải pháp để giúp bạn cảm thấy tốt hơn với công việc và xây dựng lại khả năng tự hồi phục năng lượng của bạn.
Một kỳ nghỉ cũng có thể giúp bạn giải tỏa tạm thời, nhưng một tuần xa văn phòng sẽ không đủ để giúp bạn vượt qua tình trạng “burnout”. Thời gian nghỉ làm thường xuyên theo lịch trình, cùng với các bài tập đổi mới hàng ngày, có thể là chìa khóa giúp bạn chống lại tình trạng “burnout” này.