Những điều bạn nghĩ và làm hàng ngày dần hình thành tính cách con người bạn. Nhưng liệu nó có thực sự trở thành bản chất của bạn? Có khi nào bạn nghĩ đến việc thay đổi những thói quen đó bằng các thói quen tốt khác chưa? Mỗi khi mong muốn điều đó, bạn làm như thế nào?

Thực sự thì, có một bí quyết sẽ giúp bạn làm được điều đó. Khi bạn học được cách hình thành và tạo thói quen mới, bạn sẽ có một sức khỏe, một công việc và một cuộc sống tốt hơn trước nhiều.
Thuyết 21 ngày bắt nguồn từ đâu?
Quan điểm về 21 ngày để hình thành một thói quen được bắt nguồn từ cuốn sách Psycho-Cybernetics, được viết năm 1960 của tiến sĩ Maxwell Maltz. Dựa trên kinh nghiệm từ công việc của mình từng là một bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ, khi quan sát các bệnh nhân của mình, ông thấy rằng những người có nhu cầu phẫu thuật (mũi, mặt,..) thì sẽ cần khoảng 21 ngày để họ quen dần với khuôn mặt mới của mình. Điều tương tự cũng xảy ra khi những người không may mắn phải cắt tứ chi vì tai nạn, các bệnh nhân này cũng mất khoảng 21 ngày quen với cảm giác mất mát, thiếu hụt một bộ phận cơ thể. Ông nhận định rằng:

Những tuyên bố, nhận định của Maltz hầu như dựa trên những quan sát, vậy nên nghiên cứu của vị tiến sĩ Philippa Lally đã có sự tiến bộ hơn. Ông cho rằng: khoảng thời gian để hình thành thói quen tốt mới mất khoảng từ 18 – 254 ngày, tùy theo thể trạng và sự quyết tâm của từng cá nhân.
“[Cần] tối thiểu 21 ngày để hình ảnh tinh thần cũ tan biến và hình ảnh mới sẽ xuất hiện và bám trụ vào tâm trí”
Vì vậy, việc lặp đi lặp lại một hành động nhiều lần sẽ giúp bạn hình thành thói quen tốt. Yếu tố quan trọng đó là sự quyết tâm thay đổi của bạn. Tuy nhiên, nếu bạn kiên trì làm đi làm lại một hành động tốt trong vòng ít nhất 21 ngày liên tiếp, đó sẽ là bàn đẩy giúp bạn hình thành lối sống tốt dễ dàng hơn.
Tại sao từ bỏ 1 thói quen xấu lại rất khó
Theo Viện Y tế Quốc gia (NIH), những thói quen dựa trên niềm vui đặc biệt khó bị phá vỡ, bởi vì hành vi thú vị sẽ thúc đẩy bộ não của bạn giải phóng dopamine – phần thưởng do não tạo ra giúp củng cố thói quen và tạo ra cảm giác thèm muốn làm lại.

Tiến sĩ Nora Volkow, giám đốc Viện Quốc gia về Lạm dụng Ma túy của NIH, gợi ý rằng bước đầu tiên bạn cần làm đó là nhận thức rõ hơn về thói quen của bạn và tự mình lên các chiến lược thay đổi bản thân.
Volkow gợi ý 2 cách bạn có thể dùng làm nền tảng để xây dựng kế hoạch bỏ thói quen xấu đi:
- Xác định những địa điểm, con người hoặc hoạt động được liên kết trong tâm trí bạn với những thói quen nhất định, sau đó thay đổi hành vi của bạn đối với những thói quen đó.
- Thay thế một thói quen xấu bằng một thói quen tốt. Ví dụ: thay vì ăn vặt bằng khoai tây chiên, hãy cân nhắc đổi món bỏng ngô không ướp muối, không rang. Thay vì với lấy một điếu thuốc, hãy cân nhắc thử một hương vị mới của kẹo cao su hoặc kẹo cứng có hương vị
5 bước để hình thành thói quen tốt
Hãy nhanh tay bỏ túi cho mình 5 mẹo mà iBNA gợi ý để hình thành thói quen tốt dễ dàng hơn nhé!

Tập trung chỉ vào một thói quen mới
Hãy tự hỏi bản thân rằng: “Bạn muốn hình thành thói quen mới nào?”
Nhận diện thói quen cần thay đổi ngay và học hỏi mọi thứ mà bạn có thể về cách thức thực hiện đúng đắn. Hãy trở thành một chuyên gia trong việc này và nguyên cứu chuyên sâu vào mỗi nội dung liên quan đến bước khởi đầu.
Tuyên bố mạnh mẽ với những người xung quanh
Đừng ngại nói với người khác rằng bạn đang luyện tập thói quen này, hãy nói cho càng nhiều người càng tốt, đặc biệt là những người quan trọng với bạn. Bằng phương pháp này, bạn sẽ cần tự kỷ luật bản thân để hoàn thiện thói quen vì sẽ có áp lực vô hình từ sự theo dõi của người khác xem liệu bạn có đủ sức mạnh ý chí hướng đến sự tích cực hơn không.
Gắn kết thói quen mới của bạn với một thói quen cũ
Một thói quen cần được áp dụng dần vào cuộc sống của bạn và trở thành thường lệ chứ không nên chỉ dựa trên những động lực, thú vui, mong muốn nhất thời. Bạn chỉ cần cam kết thực hiện nó hàng ngày để thói quen ấy dần trở thành một phần trong cuộc sống của bạn.
Một thói quen không nên chỉ dựa trên động lực, thú vui hoặc mong muốn nhất thời.
Thay đổi từng bước nhỏ
Ý tưởng ở đây là duy trì thói quen ở mức vi mô mà bạn khó có thể thất bại. Kiên trì và không bỏ lỡ một ngày nào sẽ quan trọng hơn so với việc đạt được một ngưỡng cụ thể nào đó. Bạn sẽ nhận ra rằng khi bạn có sự cam kết thấp, bạn sẽ có xu hướng bắt tay vào thực hiện hơn.
Tự thưởng cho bản thân trước những cột mốc quan trọng
Chìa khóa thành công cuối cùng đó là việc tập trung vào việc xây dựng hệ thống khen thưởng cho bản thân cũng quan trọng không kém. Từ đó, bạn có thể dành thời gian tổ chức ăn mừng mục tiêu của bạn được hoàn thiện thành công. Phần thưởng này tùy thuộc vào sự lựa chọn của bạn, nhưng việc kỷ niệm những khoảnh khắc đáng nhớ này trong cả quá trình là rất quan trọng.
Hãy nhớ rằng, phần thưởng đó không cần phải đắt tiền. Bạn có thể xem một bộ phim, tận hưởng buổi tối với ai đó quan trọng của bạn, hoặc đơn giản là làm những gì bạn yêu thích.
Kết
Bạn thấy đó, hình thành một thói quen mới không hề khó. Chìa khóa trong việc phát triển thói quen nằm ở việc bạn liên hệ được với mục tiêu quan trọng, kiên trì thực hiện hàng ngày và sử dụng các chuỗi cam kết vi mô để gia tăng thành công.